Trang

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Đi




(cô ấy cúi gầm mặt)
http://aguyinnewyork.com/images/2005photos/CentralPark103005.JPG
Cái công viên gần nhà tôi.
Mỗi năm một lần, trong cái công viên gần nhà tôi, người ta mở sạp để bán và giới thiệu những mặt hàng mới, đương nhiên là không thiếu những ông bầu dựng sân khấu để chiêu dụ khách mà chủ yếu là quảng cáo cho những công ty vừa lập thành. Nó nghe người ta nói là họ không những hát hay mà còn giỏi làm hài nữa. Mà đời nào tôi đi coi những thứ đó, ngày nào cũng vậy, tối đến là tụi nó hát hò những bài hát được chế lại, hay những bài hát chẳng có ý nghĩa gì hết, cứ rao đi rao lại mấy bài khiến tôi muốn thuộc lòng chúng. Hình như thằng em tôi có năng khiếu “dóc”, chỉ “nổ” một chút là cả nhà cùng với những người làm thêm (nhà tôi cho người ta mướn bán quán ăn chay, chủ yếu là

cơm và bánh bao) kéo đi xem hát hết sau khi đã dọn dẹp quán, đương nhiên là trừ tôi, vì tôi lấy lý do là buồn ngủ và từ chối nó.



Sách ngữ văn của tôi.
Vậy là chỉ còn một mình ở nhà, không có ai làm phiền, khiến tôi cảm thấy dễ chịu vì không phải “ngượng gạo” nữa (tôi bị mắc chứng sợ đám đông). Nhưng có một cảm giác kỳ lạ nào đó len lỏi trong tôi, nó khiến tôi hơi bị “hoang vu” trong lòng. Cảm giác lẫn lộn làm tôi chóng cả mặt. Một chút mệt mỏi và buồn ngủ, tôi vươn vai rồi bóp mạnh vào nó đến mức tôi có thể nghe thấy tiếng “rắc” trong vắt, rõ ràng. Uể oải bước vào trong phòng mình lấy cuốn sách quen thuộc mà tôi không nhớ là tôi đã đọc đi đọc lại nó không bao nhiêu lần (đó là cuốn sách Văn Học của tôi). Ngã lưng xuống cái võng, một cảm giác mát lạnh lan tỏa khắp cái lưng tội nghiệp của tôi (mặc dù chả làm việc gì nhiều, nhưng nó vẫn thường hay mỏi do tôi hơi bị..... cao một chút, nhưng cao thì liên quan gì đến đau lưng? Đó lại là một chuyện khác.) Tôi mở sách ra lật vài trang, đầu thì nhẩm nhớ mình đã đọc tới đâu, mất đến vài phút, do tôi không có thói quen gấp trang sau khi đọc dở. Và điều đó làm tôi buồn ngủ hơn trước nữa...



...
- “Ừ, tui cực khổ nuôi nó lớn đợi đến ngày thằng con tui về, tui mần thịt ăn mừng”, lão Hạc vừa nói vừa cười, giọng của như muốn vỡ ra, có lẫn một chút buồn buồn, đôi mắt lão trở nên nhăn và nghẹn ngào hơn khi lão vừa nói vừa nhìn xuống đất.
Thằng con ổng bị bắt đi dịch ở đồn điền cao su không biết sống hay chết, chừng nào về, ở nhà chỉ có mình ổng với con chó hủ hỉ, làm bạn với lão lúc vui khi buồn. Mặc dù chỉ là một con chó, nhưng những kỷ niệm từ lúc con chó có tí xíu lúc đem về nhà, rồi nuôi cho đến khi nó lớn lên trở thành một con chó trưởng thành không bao giờ phai trong đầu lão. Tôi nhìn thấy điều đó trong mắt lão ta, rõ ràng con chó đó đã trở thành một người bạn rất thân của lão. Bởi vậy nói thì nói, chứ tôi biết đời nào lão chịu mần thịt con chó. Tôi rót trà mời lão trước rồi sau đó mới tự rót cho mình. Hơi buồn miệng, tôi nhắc vợ tôi cái nồi khoai đang luộc sau bếp: “Em ơi! xem nồi khoai chín chưa, bưng ra mời khách nè em!”. Vợ tôi không trả lời mà chỉ kêu tôi:
- “Anh ơi! Anh ơi!......Anh gì đó ơi!!!”, Tiếng kêu mỗi lúc một lớn dần và rõ ràng hơn, cho đến khi tôi....

Người đó một kẻ bụi đời.
“Bịch”, tôi rớt xuống võng cùng với cuốn sách, đầu đập xuống đất, trong khi miệng vẫn còn ú ớ vài tiếng. Mặc dù đã tỉnh giấc, nhưng tiếng kêu “Anh ơi” vẫn không dứt mà còn tha thiết hơn trước nữa, như muốn gặp cho bằng được mặt của tôi vậy. Tôi ngồi dậy, chu miệng hít hà, xoa cái đầu sắp u lên một cục của mình. Để cả khuôn mặt còn ngái ngủ, uể oải đứng lên, tôi vội vã bước ra trước cửa xem có chuyện gì. Trước mặt tôi là một đứa con trai đang mặc một bộ đồ “Gin” (Jean), áo “Gin”, quần “Gin”, đến cái nón cũng “Gin” luôn. Qua tiếng nói và dáng người, tôi đoán nó khoảng mười lăm, mười sáu tuổi, có thể hơn, nhưng không quá mười tám tuổi (hic, nản nhất cái chuyện đoán tuổi người khác). Tôi không thấy rõ mặt do người đó đội nón lưỡi trai và bị che bởi bóng tối của cái vành nón, với lại con gái ai mà để tóc ngắn. Tôi nghĩ người này đến mua bánh bao, vì trước nhà có đặt tủ bánh bao nóng hổi mà bà Tám nhờ tui bán dùm khi bả đi xem hát.
- “Ờ..., có gì không ?”, tôi gãi đầu ( biểu hiện của căn bệnh sợ đám đông) hỏi người đó.
- “Xin hỏi, anh (chắc tôi lớn tuổi hơn nó) có bán bánh bao... mặn hông anh?”, người đó hỏi.
- “À, thì ra là muốn mua bánh bao, có hai loại lớn và nh..ỏ....”, câu “quảng cáo” của tôi bị ngắt giữa chừng, tôi như trời trồng, hai mắt mở lớn, cứng họng khi não bộ của tôi xử lý tới chữ thứ tám trong câu nói của người đó.
“Chết tiệt, quán bán đồ ăn chay mà dám tới mua bánh bao mặn”, tôi nghĩ.
Tức giận cộng với cái cục u đau điếng lúc nãy, tôi nói như hét:
- “Trời ơi, bộ không thấy cái bảng hiệu tổ chảng đề hai chữ : “Quán Chay”, hả?, quán này bán toàn đồ ăn chay làm gì có bánh bao mặn mà mua?!?”.
- “....Dạ, em thấy cái bảng chứ, em... xin.... lỗi..em chỉ....!”, người đó lí nhí trả lời.
- “Chỉ cái gì mà chỉ? đã thấy cái bảng sao còn đòi mua bánh bao mặn?”, tôi gằn giọng cắt lời người đó.
Người đó nói rồi ngưng giữa chừng với cái giọng run rẩy như muốn khóc, sau đó cúi gầm mặt xuống như chờ đợi câu trả lời của tôi:

- “Dạ....em...em. xin lỗi, em không cố ý...em.... chỉ..... muốn mua....bánh bao mặ.....n, à không .....phải, ý em là em đói bụng quá...., nhưng em không còn... tiền nữa...., em thấy quán anh còn mở cửa, em chỉ muốn là... em......em xin lỗi, nếu anh .... có .... đồ .......ăn dư?, thì xin anh.... có thể..... !!!”.
Dứt lời, cơn tức giận với cái mặt đỏ ngầu lúc trước tự nhiên bay đâu mất. Thời gian lúc đó như ngừng trôi (lúc này một phần ngàn của một giây trôi chậm như một giây), lại cứng lưỡi, lại bất động, đây là tình huống bất ngờ mà lần đầu tiên trong đời tôi gặp, những suy nghĩ, những câu nói không tốt lúc nãy về người đó chảy tràn trong đầu tôi khiến tôi cảm thấy thực sự hối hận, chắc người đó phải buồn lắm. Không thể tin nổi là tôi đã nói những lời đó. Tôi đáng lẽ phải kềm chế lại, tôi thấy xấu hổ, tôi ước tôi có thể biết trước người đó muốn gì, tôi ước cho thời gian trở lại, tôi lại ước giờ tôi có thể làm được điều gì cho người đó.
Một giây trôi qua, lại thêm một suy nghĩ lướt qua như sao xẹt. Không trả lời, thật nhanh, tôi chạy vào trong chụp lấy một cái bàn thiết (đó là loại bàn xếp bằng gỗ, được bọc bởi một lớp thiết mỏng cho dễ lau chùi) bung ra và đặt ngay ngắn với bức tường, sau đó là đến cái ghế cũng được tôi đặt ngay ngắn bên cạnh cái bàn. Rồi tôi lại chạy ra ngoài trước mời người đó vào với cái giọng có một chút hối hận và rụt rè:
- “Ờ..., tôi chuẩn bị bàn ghế sẵn rồi đó !!!”
- “ Xin bạn (tôi đổi cách xưng hô ngay) cứ vào nhà và ngồi xuống chờ tui chút”, tôi lại gãi đầu gãi tay rồi nói nhưng không dám nhìn vào mặt người đó.
Không chờ người đó trả lời, tôi vội chạy ra sau bếp. Bỗng, tôi quên mất mình cần phải làm gì, tôi đứng tần ngần, lóng ngóng trong bếp, “Mình phải bắt đầu từ đâu đây ta? mình có bao giờ phục vụ người khác đâu, mình thậm chí còn không biết (dám) phụ bàn, giờ có một người đang đói bụng chờ mình phía trước, nấu ăn như thế nào cà (lúc đó tôi chả biết gì về nấu nướng), mình ngu quá chỉ biết ăn mà không biết học hỏi”, tôi ôm đầu tự trách mình. “Phải chi lúc đó mình đuổi người đói đó đi cho xong chuyện. Hic, nhưng mình biết là mình không thể làm vậy được mà”, tôi vò đầu gãi tay với những suy nghĩ lẫn lộn. Tôi dành năm giây để bình tĩnh lại: “Người đó đói bụng phải không? Vậy chỉ cần giúp người đó no bụng được rồi. Để coi nếu mình đói bụng thì mình sẽ làm gì trước đây? ....chỉ việc chạy vào bếp thôi mà ( mắt tôi sáng rực). Ok, vào việc thôi!!!”, Tôi lấy một cái tô và một cái muỗng lớn, bới cơm thật nhiều vào, hèm (một món ăn chay) nè, tôm luộc, thịt heo quay, chả lụa, pa-tê,.... còn một loại nước gì đó màu đỏ khá bắt mắt, tôi múc vào hết (đương nhiên tất cả là đồ chay, hi hi). Tôi lúc này như một tay nấu ăn thực thụ, dừng năm giây để nhìn lại “thành quả” của mình, một tô cơm ngon nhất mà tôi từng làm (hình như nó hơi nhiều thì phải). Đóng tủ lạnh lại, tôi bưng tô cơm “khủng bố” đến chỗ của người đó (người đó đã chấp nhận lời yêu cầu của tôi là ngồi vào ghế), đặt nhẹ nhàng tô cơm xuống, với một nụ cười trên môi (vui khi làm được một việc tốt) tôi nói:
- “Bạn ăn đi, thông cảm he, tui không hâm lại cho nó nóng được, toàn đồ lạnh thôi hà”. Người đó cảm ơn rối rít rồi cầm muỗng lên ăn từng chút chậm rãi. “Kỳ lạ thiệt, rõ ràng là người này đói bụng lắm mà, sao con trai gì mà ăn như con gái vậy? Hay “thằng cha” này là con gái?”, tôi nghĩ ngợi lung tung. Tôi vuột miệng nói:
- “Bạn cứ ăn thật no đi, tui không lấy tiền đâu, đừng ngại, chỉ sợ tui làm không được ngon thôi”.
- “Không đâu, anh làm đồ ăn ngon lắm chứ ...”, người đó trả lời.
- “Ngại chứ gì, không sao đâu cứ thoải mái, hết tui lấy thêm cho (hic, đồ ăn của bà chủ mà mạnh miệng thiệt) ”, tôi nói.

http://www.ymoi.com/wp-content/uploads/2010/06/1276768896khonggioilengiuong3.jpg
Đó là cô gái với mái tóc dài ...
Câu nói trên như một mệnh lệnh, người đó ăn nhanh hơn trước, rồi nhanh hơn nữa, sau đó hình như vướng quá, người đó cởi nón ra để dễ ăn hơn. Chỉ cần lắc đầu nhẹ là mái tóc dài nóng bức trong cái nón bung ra và để chúng tự làm mát mình trong không khí. Làm tôi nhớ tới em gái tôi, nó vẫn thường tháo kẹp, xõa mái tóc xuống vào mỗi bữa cơm để dễ chịu hơn khi ăn uống, nhất là khi ăn đồ nóng. Khuôn mặt cô gái khá dễ thương tuy có chút hốc hác, chắc cô gái này đã cực khổ gió sương, bôn ba nắng mưa để kiếm cơm nuôi sống bản thân mình (hoặc gia đình)....... Thật tội nghiệp, ở tuổi này mà phải chịu đựng như vậy, không biết cô ấy có được ăn học tử tế không nữa, tôi chỉ hy vọng như vậy. Tự nhiên, khi nhận ra bên dưới cái nón đó là một cô gái được một thời gian tôi cảm nhận thấy căn bệnh quái ác đó lại đến (căn bệnh sợ đám đông), và nó lên tới tột đỉnh khi tôi nhớ tới cái lúc nói chuyện với cô ấy (tôi chút nữa đã té khỏi ghế), đã vậy còn mời vào nhà nữa chứ, lúc đó tôi tưởng dưới bộ quần áo “Gin” đó là một người nam. Thật khó với tôi, hình như trời đùa giỡn với tôi thì phải. Vì nói chuyện với người nam bình thường còn khó, huống chi là với một cô gái. Tôi không biết phải làm gì nữa, trước mặt mình là một cô gái. Tuy vậy, căn bệnh “sợ người” của tôi có lẽ đã giảm đôi chút, bởi vì ít ra tôi đã dám mời cô ấy (lúc chưa biết) vào nhà.
- “Cô ấy sẽ cười mình vì mình là một tên hèn nhát, mắc một chứng bệnh ngu ngốc, rồi cô ấy sẽ nói với mọi người chuyện đó, và mọi người sẽ đưa con mắt xem thường để nhìn mình. Tất cả mọi người sẽ biết chuyện này, mình không sống nổi quá....”, tôi ôm đầu nghĩ ngợi lung tung, để mặc cho những suy nghĩ hành hạ tôi.
- “Khục”, tôi ngước đầu mình lên khi nghe tiếng sặc của cô ấy, chắc vì ăn nhanh quá. Tôi cũng “ngu” thiệt, tự nhiên kêu người ta ăn nhanh.
- “Để tui đi lấy cho ly nước, chờ tui chút nhe!”, như để sửa sai, tôi nói với một giọng gấp gáp rồi chạy thật nhanh vào trong lấy ly nước mà không chờ cô ấy trả lời.
Tôi suýt nữa làm rớt ly nước xuống đất, vì khi trở ra, tôi đã chẳng thấy ai nữa. Tôi chạy nhanh ra ngoài đường để ngó xung quanh như để xác nhận lần cuối điều đó. Cô ấy đã bỏ đi, cùng với cái tô của bà Tám. Lại những suy nghĩ không tốt, tôi luôn tự hỏi tại sao chúng không tha cho tôi. Chúng xoáy trong đầu tôi như một cơn lốc khổng lồ và bên trong cơn lốc đó là những điều tồi tệ, những điều xấu xa nhất mà tôi sẽ phải nghĩ tới. Chẳng hạn như: “Mình sẽ bị cho là đồ ăn cắp, đã lấy cái tô của bà Tám” hay “ Mình sẽ không bao giờ minh oan của mình được, bởi vì chỉ có mình ở nhà lúc đó, rồi nỗi nhục nhã sẽ theo mình cả đời”. Hay tệ hơn là “ Rồi mình sẽ chạy trốn khỏi căn nhà này vì sợ bị nghi là ăn cắp, mình sẽ sống trong sợ hãi, bị cảnh sát truy nã, trong lúc quẫn trí, mình sẽ tự tử”. Không chắc mình rơi vào trường hợp nào trên đó, nhưng thứ đang giết tôi bây giờ là những câu nói do chính mình tạo ra trong đầu.
Tôi tự trấn an mình: “Chắc cô ấy đi có việc bận, chút cô ấy sẽ về liền thôi”. Ngồi trên ghế, bên cạnh là ly nước, ngoài đường lâu lâu có một chiếc xe chạy ngang khiến tôi chú ý như để giảm bớt sự thất vọng của tôi. Năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút nữa lại trôi qua...
http://api.ning.com/files/CxV9qmBDpPw6vlCvhaFywwsNknnrt0ZI3JjRy4Kq38F7tROg32GgekpHSqyB-6oTfix4NhrF78lk8n9INlAMF7g56qWG5Ftx/1eaf.jpg
ly nước
Mọi người trở về, tiếng dép lê, tiếng nhai đồ ăn, tiếng nói chuyện bàn tán oang oang. Có vẻ như buổi xem hát chẳng có gì vui vì mọi người chủ yếu chỉ nói về các trò chơi khác. Một hồi sau, trật tự vãn hồi, ai nấy đều trở về phòng người ấy để ngã lưng sau một ngày mệt mỏi. Nằm trong phòng mình nhưng vẫn nghe tiếng leng keng, loang xoang, va chạm của chén đũa sau bếp. “Bà Tám”, tôi nghĩ ngay đến bà Tám. Bà ta tuy không phải tuýp người sỗ sàng, nhưng quả thật, tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra sau khi bà ta biết chuyện mất tô. Chắc chắn là bà ta đang kiểm tra chén đũa và thức ăn. Nỗi sợ hãi đến, tôi chuẩn bị tinh thần cho một trong những trường hợp tệ nhất mà tôi đã suy nghĩ tới. Tôi nhìn ra cửa phòng mình, mường tượng ra cảnh Bà Tám bỗng nhiên xuất hiện, bà ta gào thét với giọng đanh đá. Rồi bà ta đòi gọi cho công an, sau đó mẹ mình quỳ xin, năn nỉ bà ta đừng làm vậy. Tôi tự đấm vào mặt mình nghĩ: “ Đủ lắm rồi, chết cũng được, miễn không nhục là được rồi, dù gì trước khi chết, mình cũng làm được một việc tốt, mình sẽ nói hết sự thật”. Tôi kéo mùng lên bước ra ngoài, vừa lúc bà Tám đi tới. Ánh sáng sau lưng bà ta làm cho khuôn mặt của bả tối thui. Nhưng tôi cảm nhận được sự tức giận của bà ta, tôi thấy cả hai cái răng nanh khổng lồ sáng choang nhọn hoắc với đôi mắt đỏ ngầu của bà ta. Như sẵn sàng xé xác tôi và nuốt sống như con rắn nuốt một con chuột vậy. Tay chân tôi không cử động được huống chi là nói. Bà ta sắp tới, gần lắm rồi, sắp tới chỗ tôi đang đứng rồi. Tôi nhíu mắt đứng đó gồng mình sẵn sàng chờ đợi bất kỳ điều gì sắp xảy ra....
- “ Chưa ngủ hả con?”, bà ta hỏi tôi một câu cho có lệ rồi bước vào phòng của bả.
Tôi chưng hửng, trở về phòng mình nằm phịch xuống, nhưng làm sao ngủ được sau chuyện vừa xảy ra. “Rõ ràng cô ta là dân bụi đời mà mình còn cho vào nhà, mình thậm chí còn không biết tên cô ta”, tôi gác tay lên trán suy nghĩ. "Ăn xin mà còn ăn cắp, mình đáng lẽ phải đuổi cô ta từ trước. Không biết tại sao loại người như cô ta lại có thể đứng vững được, cô ấy phải tự xấu hổ về bản thân mới phải chứ....” Tôi đang nghĩ thì dừng lại vì nghe tiếng gầm ngừ của con chó. Con mực nhà tôi nó tự nhiên sủa lớn, rồi chạy ra ngoài trước nhà. Tôi vác cái thân mệt mỏi của mình theo nó (hình như là thói quen của tôi, cha tôi thường thúc tôi đi xem có chuyện gì sau mỗi lần chó sủa). Nó hướng mỏ về cửa sắt nhà tôi rồi sủa rống lên. Tôi mở cửa ra để xem có chuyện gì. Dưới chân tôi là cái tô đựng cơm mà tôi đã nghĩ là đã mất.
Cầm cái tô lên, tôi thấy nó đã được rữa sạch sẽ không còn một chút dầu nhờn. Còn có một tờ giấy bên trong cái tô đó nữa. Hình như không phải được viết bằng viết thông thường, nhưng nét viết rất đẹp và ngay ngắn:











Xin lỗi !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét